Giải mã giấc ngủ trưa

Lối sống hiện đại khiến con người sống về đêm nhiều hơn, nhiều người coi thức dậy buổi sáng là không cần thiết vì tối trước đó đã chăm chỉ miệt mài thức khuya để làm việc. Trẻ em sống cùng với cha mẹ, người lớn cũng dần dần học theo lối sống không khoa học, trái với tự nhiên này. Nhiều cha mẹ vẫn tưởng chỉ cần cho con đi học thật nhiều lớp của các thầy cô có tiếng, từ học thuật tới năng khiếu, là có thể giúp con thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng là điều cơ bản dễ thực hiện nhất để trẻ đạt được những mốc tăng trưởng tốt thì cha mẹ lại ngó lơ một cách đáng tiếc.

Ngủ là một phản ứng của cơ thể đòi hỏi để được phục hồi và phát triển. Đối với trẻ em, giấc ngủ vô cùng quan trọng để hoàn thiện dần sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể.

Ngủ trưa là một thói quen sau bữa ăn trưa với một số người nhất định. Các cụ thường có câu “căng da bụng, trùng da mắt”, nghĩa là sau bữa ăn no, cơ thể thường cảm thấy buồn ngủ và đòi hỏi cần được nghỉ ngơi. Do vậy với người châu Á, đặc biệt với khí hậu nóng nhiệt đới, sau khi ăn một bữa trưa no nê, cơ thể thường cảm thấy buồn ngủ và đòi hỏi cần được nằm nghỉ ngơi, được gọi là “ngủ trưa”.

Đối với trẻ em, giấc ngủ trưa có thể mang lại những lợi ích sau, theo một số nghiên cứu từ các chuyên gia tại Trung Quốc:

  • Cải thiện trí nhớ
  • Hỗ trợ trao đổi chất
  • Tăng cường chiều cao
  • Có khả năng tập trung hơn
  • Thông minh hơn
  • Nhiều năng lượng hơn
  • Phát triển thị giác

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng ngủ trưa và sẵn sàng đi vào giấc ngủ sau bữa ăn trưa.

Đặc biệt những đứa trẻ có chỉ số não TRC cao trên 180, các con thường rất khó ngủ do cơ thể luôn luôn thừa năng lượng, thậm chí hay bị quy kết thuộc nhóm “tăng động, giảm tập trung”. Với những bạn trẻ trong trường hợp này, gia đình và nhà trường cần có sự thấu hiểu và tạo môi trường cho các con được phát huy hết khả năng của não bộ, được tập luyện, vận động nhiều, trải nghiệm các loại hoạt động đa dạng trong ngày để cơ thể có thể xả hết năng lượng thừa, khi đó các con mới cảm thấy có nhu cầu ngủ và ngủ ngon.

Bên cạnh đó, nếu như bẩm sinh các con có chỉ số vận động rất cao thì việc ngủ trưa sau một buổi sáng học tập, chạy nhảy lại càng không dễ dàng. Các bạn đó luôn có nhu cầu được đi lại, chạy nhảy, vận động và chỉ khi nào cơ thể mệt nhoài, các con mới cần ngủ. Tuy nhiên, vào buối sáng, các bạn này lại gặp khó khăn trong việc tình dậy sớm và ngủ dạy đúng giờ, do cơ thể sau 1 đêm dài nằm ngủ lại trở nên vô cùng nặng nề. Thậm chí, các con còn luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi nếu như cơ thể chưa được vận động đủ mức. Vì thế, chúng ta cần phải giúp các con phát huy hết khả năng vận động của mình để cơ thể có điều kiện phát triển và hoàn thiện dần.

Còn rất nhiều những thông tin thú vị về cấu trúc và năng lực bẩm sinh của trẻ gắn với giấc ngủ, các bạn có thể liên hệ với GeneCode tại đây để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *