Bằng việc phân tích mối liên hệ kỳ diệu giữa cấu trúc vân tay trên từng ngón tay, ở lòng bàn tay với chức năng tương ứng của não bộ, các chuyên gia khoa học vân tay tại Việt Nam có thể sớm phát hiện ra chứng biếng ăn, tự kỷ cho trẻ ngay khi mới 1 tuổi.
Trên thế giới, Khoa học Phân tích vân tay (Dermatoglyphics) đã có hơn 200 năm lịch sử nghiên cứu và phát triển trên thế giới với nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học, di truyền học, nhân chủng học và phôi thai học. Từ những năm 80, khoa học này bắt đầu được nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục, giúp phát hiện sớm năng khiếu bẩm sinh và định hướng nghề nghiệp.
Những nghiên cứu này cho phép cung cấp một hệ thống các chỉ số phản ánh mức độ phát triển bẩm sinh của các chức năng não từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng bẩm sinh của chính cơ thể mình, đâu là năng khiếu và đâu là yếu điểm.
Còn trong quá trình nuôi dưỡng trẻ từ 0 đến 6 tuổi, việc hiểu rõ và phát hiện sớm những rối loạn bẩm sinh của trẻ là vô cùng cần thiết để có được thông tin định hướng và lựa chọn phương pháp nuôi dạy trẻ phù hợp nhất.
Không chỉ thế, test vân tay còn có thể giúp phát hiện sớm những vấn đề hay gặp phải trong quá trình nuôi dạy trẻ như: Hội chứng trẻ biếng ăn, tăng động, giảm chú ý, tự kỷ, thừa cân, béo phì hay các rối loạn thị giác
Theo Thạc sĩ Bùi Nguyệt Anh, Thạc sĩ Nghiên cứu Phát triển Quốc Tế – Đại Học Geneva, Thụy Sĩ, Giám đốc Trung tâm Khoa học Phân tích Vân tay Genecode Việt Nam, cấu trúc đường vân và chỉ số đường vân của từng ngón tay phản ánh mức độ phát triển bẩm sinh của chức năng tương ứng trên não bộ.
Ví dụ như, vân tay ngón cái bên tay trái (L1) thể hiện khả năng giao tiếp chủ động, tố chất lãnh đạo bẩm sinh của trẻ. Vân tay ngón giữa bên tay phải (R3) phản ánh chức năng kiểm soát vận động tinh xảo như cơ ngón tay, cơ miệng, cơ lưỡi…, vân tay ngón nhẫn bên tay trái (L4) thể hiện chức năng nghe, cảm nhận âm thanh, cảm xúc bằng tai của trẻ. Hiểu được các chỉ số test vân tay, cha mẹ sẽ nắm được những điểm mạnh và điểm yếu bẩm sinh của trẻ.
Từ đó, có thể phát hiện dấu hiệu biếng ăn hay tự kỷ của trẻ thông qua các chỉ số test vân tay như Chỉ số vân tay của ngón út bên tay trái (L5) liên quan tới chức năng cảm nhận thẩm mỹ, nghệ thuật và ẩm thực của trẻ, Chỉ số vân tay ngón giữa bên tay trái (L3) liên quan tới chức năng vận động thô, sức bền vận động của trẻ hay Chỉ số vân tay ngón giữa bên tay trái (R3) liên quan tới chức năng kiểm soát vận động tinh xảo của cơ thể cụ thể trong trường hợp này là cơ miệng, cơ nhai nuốt, cơ lưỡi…
Ngoài ra góc phản xạ ATD của trẻ cũng là một chỉ số để đánh giá độ nhạy bén về thần kinh của trẻ. Từ việc phân tích vân tay, cha mẹ có thể sớm phát hiện các vấn đề của trẻ để có giải pháp phù hợp kịp thời khắc phục.
Với phương pháp định dạng, phân tích cấu trúc đường vân, mỗi người sau khi chụp và đưa lên phân tích 10 ngón tay sẽ thu được một bản báo cáo phân tích vân tay với những chỉ số phản ánh tiềm năng nhận thức não bộ, khả năng hoạt động của từng chức năng não bộ gắn với từng ngón tay và các chỉ số đánh giá khả năng tư duy theo Thuyết Đa Thông Minh (Multiple Intelligences Theory) của Giáo Sư Howard Gardner – Khoa Nhận Thức và Giáo dục – Đại Học Harvard. Khoa học vân tay được hình thành trong khoảng thời gian từ tuần 13 đến tuần 21 của thai kỳ và là món quà của tạo hóa dành cho mỗi người, thể hiện sự khác biệt của chính con người đó so với cộng đồng gần 8 tỷ người còn lại trên trái đất này. Kể cả hai em bé sinh đôi cùng trứng sinh ra cũng có vân tay khác nhau. Do vậy, hiểu được cấu trúc vân tay của mình, mỗi người sẽ xác định được sự khác biệt bẩm sinh để từ đó phát triển thành lợi thế cạnh tranh của chính mình. |