Phát hiện sớm chứng biếng ăn của trẻ với khoa học vân tay

Khoa học vân tay nghiên cứu về mối liên hệ mật thiết giữa cấu trúc và chỉ số đường vân của từng ngón tay với từng chức năng của não bộ. Test vân tay cung cấp cho Bạn một hệ thống các chỉ số phản ánh mức độ phát triển bẩm sinh của các chức năng não giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng bẩm sinh của chính cơ thể mình, đâu là năng khiếu và đâu là yếu điểm. Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ từ 0 đến 6 tuổi, việc hiểu rõ và phát hiện sớm những rối loạn bẩm sinh của trẻ là vô cùng cần thiết, giúp bạn có được thông tin định hướng và lựa chọn phương pháp nuôi dạy trẻ phù hợp nhất. Test vân tay là một công cụ kiểm tra rất khách quan, có cơ sở khoa học giúp các bậc cha mẹ có thể hiểu rõ nguyên nhân bẩm sinh của những vấn đề hay gặp phải trong quá trình nuôi dạy trẻ như:

  • Hội chứng trẻ biếng ăn
  • Hội chứng trẻ tăng động, giảm chú ý
  • Hội chứng trẻ tự kỷ
  • Hội chứng trẻ thừa cân, béo phì
  • Hội chứng rối loạn thị giác: cận thị, loạn thị..
  • Hội chứng trẻ chậm nói
  • Hội chứng trẻ chậm biết đi…

Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chuyên gia phân tích vân tay của GeneCode Việt Nam xin được phép chia sẻ về dấu hiệu trẻ biếng ăn dưới góc độ của khoa học vân tay.

Như các bạn đã biết, bàn tay của chúng ta có 10 ngón tay. Khoa học vân tay đã chỉ ra được mối liên hệ vô cùng kỳ diệu giữa cấu trúc vân tay trên từng ngón tay, ở lòng bàn tay với chức năng tương ứng của não bộ.

Cấu trúc đường vân và chỉ số đường vân của từng ngón tay phản ánh mức độ phát triển bẩm sinh của chức năng tương ứng trên não bộ.

Ví dụ như, vân tay ngón cái bên tay trái (L1) thể hiện khả năng giao tiếp chủ động, tố chất lãnh đạo bẩm sinh của trẻ. Vân tay ngón giữa bên tay phải (R3) phản ánh chức năng kiểm soát vận động tinh xảo như cơ ngón tay, cơ miệng, cơ lưỡi…, vân tay ngón nhẫn bên tay trái (L4) thể hiện chức năng nghe, cảm nhận âm thanh, cảm xúc bằng tai của trẻ. Hiểu được các chỉ số test vân tay, cha mẹ sẽ nắm được những điểm mạnh và điểm yếu bẩm sinh của trẻ.

Về dấu hiệu biếng ăn của trẻ, có thể có những đặc điểm sau thể hiện qua chỉ số test vân tay:

  • Chỉ số vân tay của ngón út bên tay trái (L5) liên quan tới chức năng cảm nhận thẩm mỹ, nghệ thuật và ẩm thực của trẻ rất cao (xếp thứ tự từ 1 đến 5 trong 10 chức năng gắn với 10 ngón tay), thể hiện trẻ có khiếu về đánh giá ẩm thực, cảm nhận vị giác rất tốt, hay hiểu một cách đơn giản “trẻ rất thích ăn ngon, ăn vừa miệng” nếu không đúng vị của trẻ, trẻ sẽ bỏ ăn
  • Chỉ số vân tay ngón giữa bên tay trái (L3) liên quan tới chức năng vận động thô, sức bền vận động của trẻ thấp (xếp thứ tự từ 8 đến 10 trong 10 chức năng của não bộ). Điều này cho thấy trẻ có dấu hiệu lười vận động, không vận động nhiều trong ngày. Yếu tố lười vận động dẫn tới trẻ ít có nhu cầu phải nạp thêm năng lượng cho cơ thể hoạt động, do vậy dẫn tới lười ăn.
  • Chỉ số vân tay ngón giữa bên tay trái (R3) liên quan tới chức năng kiểm soát vận động tinh xảo của cơ thể cụ thể trong trường hợp này là cơ miệng, cơ nhai nuốt, cơ lưỡi… thấp (xếp từ 8 đến 10 trong 10 chức năng của não), chứng tỏ về bẩm sinh, trẻ gặp khó khăn trong quá trình nhai, nuốt thức ăn, dẫn tới trẻ lười ăn hoặc ăn rất chậm, hay ngậm thức ăn lâu trong miệng và khó nuốt thức ăn.
  • Góc phản xạ ATD của trẻ thấp (nhỏ hơn 36 độ): phản ánh độ nhạy bén về thần kinh của trẻ rất cao, trẻ có biểu hiện hốt hoảng, lo lắng, dễ bị kích ứng, khóc hờn, tim đập nhanh hay rối loạn hô hấp (thở nhanh, thở gấp)… những dấu hiệu trên cũng làm cho trẻ biếng ăn hoặc ăn không tiêu dẫn tới trướng bụng, đầy hơi.

Do vậy, cha mẹ nên hiểu rõ nguyên nhân biếng ăn của trẻ xuất phát từ yếu tố nào để có giải pháp phù hợp kịp thời khắc phục chứng biếng ăn cho trẻ.

  • Với trẻ có chỉ số thẩm mỹ, nghệ thuật cao, chúng ta nên tìm hiểu xem trẻ yêu thích các món ăn nào, lưu ý thay đổi cách trình bày món ăn cho trẻ, thật màu sắc, bắt mắt, hấp dẫn, kích thích dịch vị cho trẻ.
  • Với trẻ lười vận động dẫn tới lười ăn, nên có 1 chế độ khuyến khích trẻ vận động, chạy nhảy để đốt năng lượng bên trong cơ thể, khi đó cảm giác đói và thèm ăn mới tìm đến với trẻ.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc nhai nuốt, nên chế biến thức ăn mềm hơn, dễ nhai nuốt hơn cho trẻ, ngoài ra nên cho trẻ tập luyện cơ miệng, cơ nhai thông qua các bài tập luyện như: tập hát, luyện âm… để cho cơ dẻo và linh hoạt hơn.
  • Với trẻ có độ nhạy bén cao (góc ATD nhỏ), trước khi cho trẻ ăn cha mẹ nên đưa trẻ về trạng thái tĩnh tâm, thư giãn thông qua việc xoa bóp, vỗ về, âu yếu nhẹ nhàng cho trẻ, cho trẻ nghe nhạc du dương,…để tinh thần của trẻ hoàn toàn thư thái, thoải mái. Khi đó trẻ mới có tâm trạng để cảm nhận món ăn và hấp thụ thức ăn.

Chúc các bậc cha mẹ luôn thấu hiểu đứa con thân yêu của mình và nuôi con khỏe mạnh, lớn khôn cả về tinh thần và thể lực. Để tìm hiểu thêm thông tin về test vân tay và được tư vấn chi tiết hơn bởi chuyên gia của Trung tâm khoa học vân tay GeneCode Việt Nam, các bạn có thể liên hệ theo Hotline 0962031237 hoặc email tới genecodevn.dr@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *