Nếu chỉ đo sự thành công bằng giá trị của đồng tiền và thời gian hao tốn sinh ra của cải thì ở Mỹ làm chủ tiệm nail được xem là thành công hơn làm một kỹ sư; ở Việt Nam làm chủ quán nhậu sẽ thành công hơn làm một giảng viên đại học.
Thành công trong kinh doanh hay học vấn không thể chỉ được định nghĩa bằng số lượng tài sản hay những tấm bằng, mà là quá trình thay đổi tư duy và nhận thức lâu dài nhằm đem đến những thành tựu mang tính chiến lược và bền vững.
Một nghiên cứu về mối tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ thành công của các CEO (giám đốc điều hành) được nhóm ba giáo sư Jalbert, Rao và Jalbert công bố trên tập san Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh quốc tế (Mỹ) tiết lộ nhiều chi tiết thú vị.
Nhóm nghiên cứu tập hợp dữ liệu của 800 CEO từ nhiều tập đoàn đa quốc gia được liệt kê trên tạp chí Forbes. Hầu hết các CEO có ít nhất là trình độ đại học, trong đó một nửa có trình độ sau đại học. Nhóm nghiên cứu áp dụng các phép thống kê kiểm tra trong bộ môn phương pháp nghiên cứu và đi đến kết luận bất ngờ: CEO không có bằng cấp thường có thu nhập cao hơn CEO có bằng cấp.
Tuy nhiên, nghịch lý là nhà tuyển dụng CEO (ban quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ sở hữu công ty…) lại thường thích chọn các CEO có trình độ học vấn cao hơn. Nghịch lý này ở các tập đoàn toàn cầu xét ra không quá khác biệt so với “truyền thống” chuộng bằng cấp của các nhà tuyển dụng Việt Nam.
Nhiều bằng cấp = nhiều của cải?
Theo mô hình của những hệ thống giáo dục phổ biến nhất, ba cấp học chính gồm cử nhân (4 năm đại học), thạc sĩ (khoảng 2 năm sau cử nhân) và tiến sĩ (khoảng 4 năm sau thạc sĩ). Sự phân bố ba loại bằng cấp đó giống như hình tháp, với tiến sĩ ở vị trí cao nhất và cũng là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học.
Nếu chỉ suy diễn giản đơn từ công thức trên thì rõ ràng tiến sĩ phải kiếm nhiều tiền hơn thạc sĩ, thạc sĩ phải kiếm nhiều tiền hơn cử nhân vì thời gian và chất xám bỏ ra cũng trải dài tương xứng theo sơ đồ hình tháp. Thế nhưng, đây chính là sai lầm lớn nhất của nhiều sinh viên học sinh, kể cả phụ huynh trong việc định hướng nghề nghiệp và đề ra chuẩn thành công cho con cái.
Thực chất bằng cấp càng cao đơn thuần là nhận thức, hiểu biết về chuyên môn càng sâu rộng. Sự sâu rộng này không luôn đồng nghĩa với việc tạo ra thật nhiều của cải tiền bạc. Mục đích của việc học không phải chỉ để kiếm thật nhiều tiền. Học là để đạt được một lượng kiến thức chuyên môn nhất định và cần thiết để hành nghề.
Không chỉ vậy, học còn là một quá trình thay đổi nhận thức và trở thành một con người tốt hơn. Còn học thuật ở mức độ hàn lâm (từ sau đại học) là để trở thành một nhà khoa học và tìm hướng đi mới trong lĩnh vực mình nghiên cứu.
Các chương trình đào tạo tiến sĩ nhằm cho ra đời một lực lượng khoa học tinh hoa cho các trường đại học và viện nghiên cứu. Do vậy, số lượng tiến sĩ rất thấp so với mặt bằng dân số. Ngay cả cường quốc về nền giáo dục đại học như Mỹ, số lượng người có bằng tiến sĩ chỉ khoảng 1% dân số. Điều này càng dẫn đến suy nghĩ sai lầm tiến sĩ là “cái đầu to” của xã hội, mà “cái đầu to” thì phải giàu, giỏi và thành công.
Tuy nhiên, định nghĩa sự “giỏi” của một nhà khoa học và một doanh nhân rất khác nhau: doanh nhân giỏi khi tối ưu hóa lợi nhuận cho công ty, còn nhà khoa học giỏi khi tìm ra phát minh mới cho ngành nghiên cứu. Thật khập khiễng khi đem so sánh của cải của một người bỏ ra 20 năm chỉ để tìm cách nhân rộng khối lượng tài sản, và một người mất 20 năm chỉ chuyên nghiên cứu một loài bướm ở châu Phi.
Sự ngộ nhận giữa bằng cấp và thành công
Những mẫu người hùng “bỏ học tay trắng thành tỉ phú” như Roman Abramovich hay “CEO không bằng cấp” kiểu Bill Gates, Michael Dell không thật sự quá phổ biến như giới truyền thông thường huyền thoại hóa và tô vẽ. Đó chỉ là phần nổi gây sự chú ý của tảng băng lớn vì tính “gây sốc” của nó.
Hơn nữa, trình độ học vấn của các nhà điều hành ngày càng được nâng lên rất nhiều trong điều kiện kinh doanh hiện nay, một môi trường khắc nghiệt đòi hỏi kiến thức chính quy và đào tạo bài bản. Chỉ xét ở bảng xếp hạng 100 người giàu nhất Việt Nam năm 2010, chúng ta dễ dàng nhận thấy khoảng 70% có trình độ đại học, gần 20% sau đại học, chỉ phần ít còn lại có trình độ trung cấp hoặc trung học.
Không thể phủ nhận bản lĩnh và tài năng đáng khâm phục của các CEO chưa từng qua đào tạo chính quy nhưng đủ sức đưa con thuyền của họ chiếm lĩnh thị trường. Họ xứng đáng được tôn vinh hơn nhiều lần so với những CEO may mắn được lĩnh hội một nền giáo dục bài bản. Tuy nhiên, đây không nên là một ví dụ điển hình duy nhất của sự thành công không bằng cấp.
Sự thần kỳ hóa này vô hình trung làm sai lệch nhận định trong giới trẻ về tương quan học vấn – thành công. Trái lại, các “CEO không bằng cấp” khi đạt đến một thành công nhất định thường nhấn mạnh tầm quan trọng của nền kinh tế tri thức và khuyên giới trẻ không nên đi theo con đường của họ. Sai lầm nguy hiểm nhất trong sự ngộ nhận giữa bằng cấp và thành công là nó khuyến khích một bộ phận giới trẻ chứng minh chân lý “không cần học vẫn thành công”.
Vai trò của Tố chất bẩm sinh trong thành công với kinh doanh
Sau khi phân tích vân tay của gần 1000 các chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành (CEO) của Việt Nam và quốc tế, kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi GeneCode Việt Nam cho thấy, tố chất bẩm sinh đóng một vai trò khá quan trọng trong sự thành công sự nghiệp của họ. Về mặt bẩm sinh, các chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành CEO thường có thế mạnh nổi trội trong các vùng chức năng sau của não bộ:
- Năng lực quản trị, điều hành
- Năng lực lãnh đạo và truyền cảm hứng cho đội ngũ
- Năng lực sáng tạo, tư duy chiến lược vạch ra tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng cho doanh nghiệp
- Năng lực phân tích logic, quản trị tài chính
- Năng lực hành động nhanh, quyết đoán và không ngại rủi ro
Để khám phá thêm về tố chất bẩm sinh trong kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi để đặt hẹn tư vấn!